Tỷ giá USD hôm nay US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 103,24.
Đồng USD đã có một sự thay đổi đáng chú ý trong tuần vừa qua, được hỗ trợ bởi sự phục hồi đáng kể của lãi suất Kho bạc Mỹ, nhờ vào việc thị trường định giá lại triển vọng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới.
Trước đó, thị trường đã dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất gần 160 điểm cơ bản trong năm nay, nhưng những kỳ vọng ôn hòa này đã bị giảm dần, với việc thị trường hiện dự doán Fed sẽ chỉ giảm 124 điểm cơ bản trong năm nay.
Triển vọng về việc Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) sẽ bắt đầu giảm chi phí đi vay tại cuộc họp tháng 3 cũng giảm dần, từ khoảng 77% trong trước, xuống còn 46% vào hôm nay. Điều đó đã góp phần vào hiệu suất tích cực của đồng bạc xanh so với các đồng tiền khác trong tuần vừa qua.
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế của Mỹ đang phát triển, thị trường lao động cực kỳ thắt chặt và tiến trình giảm lạm phát bị đình trệ, sẽ không ngạc nhiên khi thấy các nhà đầu tư tiếp tục giảm đặt cược vào việc các nhà hoạch định chính sách sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Trong tuần vừa qua, Chỉ số DXY đã vượt qua mức 103 một cách dứt khoát, sẵn sàng tiến xa hơn về các mốc 104 và 105 trong tuần này. Trường hợp ngược lại, nếu chỉ số này không thể bứt phá vượt qua mốc 104, thì nó có thể giảm trở lại mốc 103, thậm chí là 102 một lần nữa, trong ngắn hạn.
Ở một diễn biến ngược lại, đồng euro đã giảm vào đầu tuần nhưng đã cố gắng duy trì trên mốc 1,0840. Để củng cố tâm lý đối với đồng euro, điều quan trọng là vùng hỗ trợ này phải được giữ nguyên, nếu không nó có thể rớt về mốc 1,0770, và sau đó là 1,0700.
Mặt khác, nếu đà mua quay trở lại và kích hoạt thị trường thì mức kháng cự chính nằm trong khoảng 1,0910-1,0930, theo sau đó là mốc 1,10. Đồng euro cần phải tăng chạm mốc 1,10 để chuyển sang xu hướng tích cực. Trong trường hợp đó, việc tăng trở lại mốc 1,11 và thậm chí 1,12 có thể xảy ra.