Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 104,29.
Đồng USD đã xác lập đà giảm trong tuần vừa qua.
Chỉ số DXY có mức hỗ trợ mạnh quanh mốc 104. Trường hợp chỉ số này duy trì tốt trên mốc 104, nó có thể tăng lên vùng 106-107. Hành động giá sau đó sẽ cần được theo dõi chặt chẽ. Việc chỉ số có vượt lên trên mốc 107 hay không sẽ quyết định hướng đi tiếp theo của đồng bạc xanh. Ngược lại, nếu chỉ số DXY rơi khỏi ngưỡng 104, nó có thể xác lập xu hướng giảm. Chỉ số này có thể sẽ giảm xuống vùng 103,50-103.
Nhìn vào bức tranh dài hạn, chỉ số DXY đang giao dịch trong phạm vi rộng 99,50-107 trong gần một năm nay. Phạm vi giao dịch này vẫn còn nguyên.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong bản công bố dự báo kinh tế mới nhất vào tháng 3 năm nay, đã dự kiến lãi suất quỹ trung bình cho năm 2024 là 4,6%. Vì vậy, điều đó mở ra cơ hội cho việc cắt giảm tổng cộng 75 điểm cơ bản trong năm 2024.
Trước đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell trong bài phát biểu hôm 3-4 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các dữ liệu trước khi cắt giảm lãi suất, một động thái mà thị trường tài chính dự kiến sẽ xảy ra vào tháng 6 tới. Theo đó, thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Theo CME FedWatch Tool, thị trường đang định giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 6 là 51%.
Ở một diễn biến ngược lại, việc chỉ số EUR/USD tăng lên mức 1,0837 trong tuần trước đã diễn ra đúng như mong đợi. Nếu đà tăng duy trì, nó có thể tăng lên mức 1,0850 trong tuần này. Tuy nhiên, nếu chỉ số EUR/USD không vượt qua mức 1,0850 thì rất có thể nó sẽ giảm trở lại mốc 1,0760 một lần nữa. Việc phá vỡ dưới mức 1,0760 sẽ xác lập xu hướng giảm, đưa đồng euro xuống mốc 1,0680 và thậm chí là 1,06 trong tương lai.