Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 104,43.
Thị trường tiền tệ trên toàn cầu đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động. Các loại tiền tệ chính đã có biến động mạnh sau kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào hôm 20-3. Theo đó, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5%, đồng thời cũng không có thay đổi trong dự báo cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, Fed vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Chỉ số DXY giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed. Nhưng ngay phiên giao dịch sau đó vào hôm 21-3, đồng bạc xanh đã đảo chiều tăng mạnh để phục hồi toàn bộ khoản lỗ. Điều đó lại kéo đồng euro xuống thấp hơn.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ (4,20%) đã giảm khi không vượt qua ngưỡng kháng cự 4,35%. Điều này khiến cho triển vọng ngắn hạn không rõ ràng. Nó có khả năng giảm xuống 4,1-4%. Nhìn rộng ra, nó có thể dao động trong khoảng 4 – 4,35%. Sự đột phá ở hai bên 4 – 4,35% sẽ quyết định hướng đi tiếp theo.
Chỉ số DXY đã duy trì tốt trên mốc 103 và tăng mạnh vào tuần trước, chốt phiên tuần ở trên mức 104. Mức kháng cự đối với Chỉ số DXY lúc này là 104,50. Việc chỉ số này vượt lên trên mốc đó có thể mở đường cho nó tiếp tục hướng tới vùng 105 – 105,50 và thậm chí cao hơn trong những tuần tới.
Ngược lại, trường hợp chỉ số này giảm xuống dưới mốc 104, thì áp lực giảm giá quay trở lại khiến nó giảm về mức 103,50 – 103 một lần nữa.
Ở một diễn biến ngược lại, đồng euro đã giảm khi phá vỡ dưới vùng hỗ trợ 1,0850 – 1,0835. Trong tuần này, Chỉ số EUR/USD có khả năng sẽ giảm xuống mức 1,0760. Việc phá vỡ dưới mức 1,0760 có thể kéo đồng euro xuống vùng 1,0650 – 1,0630 trong thời gian tới.
Trong khi đó, 1.0840 – 1.0880 sẽ là vùng kháng cự tốt đối với chỉ số này. Đồng euro phải tăng chạm mức 1,0880 để lấy lại xu hướng tăng giá.