Giá vàng hôm nay 28/6: Bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm với vàng giao ngay giảm 9,9 USD xuống còn 1.913,7 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 8 giao dịch lần cuối ở mức 1.923,8 USD/ounce, giảm 9,2 USD so với rạng sáng ngày trước đó.  Lợi suất trái phiếu tăng cao đã đẩy giá kim loại quý xuống trong bối cảnh các yếu tố thúc đẩy đà tăng của vàng mờ nhạt. Rạng sáng, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 của Mỹ tăng lên mức 3,83% đã làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không lãi suất như vàng.

Các chuyên gia dự báo vàng có nguy cơ rơi xuống mức 1.900 USD/ounce trong ngắn hạn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục cam kết thêm các đợt tăng lãi suất trong tương lại nhằm đạt được mục đích ổn định giá cả.

Dữ liệu vĩ mô mới nhất của Mỹ đã củng cố khả năng tăng lãi suất của Fed. Cụ thể, báo cáo của Conference Board cho thấy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng lên mức 109,7 vào tháng 6, mức tốt nhất kể từ tháng 1-2022. Điều này đã đẩy các dự báo về suy thoái kinh tế ra xa hơn, hỗ trợ cho một đợt tăng 25 điểm cơ bản khác của Fed. Các dữ liệu khác, bao gồm doanh số bán nhà mới tăng vọt trong tháng 5, cũng đã củng cố khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong tương lai.

Theo công cụ CME FedWatch, có 77% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7. Các nhà kinh tế cho biết: “Chúng tôi đánh giá rằng mức tăng trong tháng 7 sẽ thấp hơn đáng kể so với mức mà chúng tôi dự báo trước đó”.

Tại châu Âu, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo rằng lạm phát hiện đang ở giai đoạn mới và có thể kéo dài trong một thời gian, báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới. “Trừ khi có thay đổi quan trọng đối với triển vọng, nếu không chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7”, Lagarde nói.

Thị trường dự báo lãi suất cuối cùng của ECB sẽ là 4%, điều đó có nghĩa là có thể sẽ có thêm 1 đợt tăng lãi suất vào mùa hè và 1 đợt nữa mùa thu.

Mặc dù trong 1 năm qua, các ngân hàng trung ương tiến hành lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn chưa đạt được mục đích ổn định giá cả. Kết quả khảo sát mới đây của OMFIF cho thấy, giá tăng là một trong ba mối quan tâm kinh tế ngắn hạn lớn nhất đối với 85% ngân hàng trung ương trong năm nay. “Không một người nào được hỏi kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu ở các nền kinh tế lớn trong 12-24 tháng tới”, báo cáo viết.

Trong tuần này, Phó giám đốc điều hành Gita Gopinath của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, mặc dù lạm phát đã giảm đáng kể, nhưng lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ vẫn cao và dự kiến ngày quay trở lại mức mục tiêu sẽ lâu hơn.

Thị trường vàng hiện đang chờ đợi bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại hội nghị chính sách thường niên của ECB tổ chức tại Sintra, Bồ Đào Nha. Theo một nhà phân tích của Commerzbank, kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo, đặc biệt là ở Mỹ, có thể sẽ tiếp tục làm gây áp lực lên thị trường vàng. Chủ tịch các ngân hàng trung ương, bao gồm cả ông Powell, có thể vẫn sẽ tiếp tục áp dụng giọng điệu diều hâu hơn tại cuộc họp ở Sintra.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moy của OANDA cho biết, với môi trường này, vàng có nguy cơ giảm xuống dưới 1.900 USD/ounce. Moya nói: “Tình hình khá xấu đối với vàng kể từ đầu tháng 5 và nếu kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục lộ trình thắt chặt tích cực tăng lên có thể đẩy vàng xuống mức 1.900 USD/ounce”.

Với giá vàng trong nước giảm và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.913,7 USD/ounce (tương đương gần 54,7 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 12 triệu đồng/ lượng.

Khuyến nghị mua vàng 

  • Nhà đầu tư có thể mua khi giá về 1910.000
  • Cắt Lỗ khi giá chạm mức 1905.000
  • Chốt Lời khi giá chạm 1921.000
Giá vàng hôm nay 28/6: Bất ngờ giảm mạnh