Giá vàng hôm nay 11/8: Giảm nhẹ trở lại

Giá vàng hôm nay ổn định với vàng giao ngay giảm 1 USD xuống 1.912,2 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 12 giao dịch lần cuối ở mức 1.948,9 USD/ounce, giảm 1,7 USD so với rạng sáng trước đó.

Các báo cáp mới công bố đã cho thấy lạm phát của Mỹ tiếp tục “hạ nhiệt” và thị trường việc làm cũng đang có dấu hiệu suy yếu. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Mỹ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn một chút so với dự báo 3,3% của các chuyên gia. CPI được ghi nhận tăng 3,0% trong báo cáo tháng 6. Trong khi đó, báo cáo về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần của Mỹ cao hơn một chút so với kỳ vọng. Mặc dù cả 2 báo cáo đều nghiêng về những người ủng chộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng dường như chưa đủ để đảo chiều cho vàng. Các dữ liệu không thể cung cấp nhiều lực kéo cho kim loại quý này trong bối cảnh đồng USD tiếp tục tăng cao. Rạng sáng nay, chỉ số US Dollar Index tăng 0,13% lên 102,63 điểm đã tiếp tục lấy đi sức hấp dẫn của vàng với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Trong 1 diễn biến khác, ngân hàng trung ương của Trung Quốc có khả năng cao sẽ thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế trong những tuần tới với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế nước này sau khi đón nhận một loạt báo cáo đáng thất vọng. Tuy nhiên, nếu gói kích thích không cho thấy tác dụng trong vài tháng tới, thì các nền kinh tế lớn khác trên thế giới sẽ bắt đầu cảm nhận được tác động của sự tăng trưởng chậm hơn từ Trung Quốc. Một kịch bản như vậy sẽ làm giảm đáng kể thị trường hàng hóa thô, vì đây là quốc gia tiêu thụ hàng hàng hóa thô lớn trên thế giới. Trong môi trường đó, thị trường kim loại quý sẽ tiếp tục chịu áp lực.

Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, các chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan vì nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương vẫn còn rất lớn. Theo dữ liệu thống kê tài chính quốc tế mới nhất do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng cường dự trữ vàng trong tháng 7.

Trong 1 bài đăng mới đây trên trang Twitter của mình, nhà phân tích cấp cao Krishan Gopaul đã nhấn mạnh việc mua vào của 3 ngân hàng trung ương Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Séc. Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã mua thêm 17 tấn vàng trong tháng 7, sau khi bổ sung 11 tấn trong tháng 6. Séc bổ sung thêm 2 tấn vàng dự trữ trong tháng 7, nâng tổng số mua ròng từ đầu năm đến nay lên gần 10 tấn, chiếm gần một nửa trong tổng số 21 tấn nắm giữ của họ.

Quốc gia bổ sung nhiều nhất trong tháng 7 là Ba Lan. Theo IMF, quốc gia này đã tăng dự trữ vàng thêm 22 tấn vào tháng trước. “Điều này nâng lượng mua ròng từ đầu năm lên 71 tấn và nâng tổng dự trữ vàng lên 299 tấn”, Gopaul cho biết.

Đầu tuần, chuyên gia này cũng tiết lộ, Trung Quốc đã mua 23 tấn vàng trong tháng 7 và lưu ý rằng quốc gia này đã mua 126 tấn vàng cho đến năm 2023, tăng dự trữ chính thức lên 2.136 tấn.

Việc các ngân hàng trung ương tiếp tục bổ sung vàng trong kho dự trữ được cho là sẽ kìm hãm đà lao dốc của vàng trong bối cảnh Fed vẫn chưa có đủ bằng chứng để thay đổi quan điểm về chính sách tiền tệ của mình trong hiện tại. Hiện thị trường đang chờ đợi báo chỉ số giá sản suất của Mỹ sẽ được công bố thứ 6 (giờ Mỹ) để thu thập thêm manh mối. Tuy nhiên, các dữ liệu mới đây khó giảm được như kỳ vọng của thị trường khi giá năng lượng và lương thực vẫn cao.   

Với giá vàng trong nước biến động nhẹ và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.912,2 USD/ounce (tương đương gần 55,2 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng khoảng 12 triệu đồng/lượng.

Khuyến nghị mua vàng 

  • Nhà đầu tư có thể mua ở mức 1910.000
  • Chốt Lời khi giá chạm 1921.000
  • Cắt Lỗ khi giá chạm mức 1905.000
Giá vàng hôm nay 11/8: Giảm nhẹ trở lại