Dữ liệu Nonfarm Payrolls (NFP) tháng 4: Bom tấn liệu có “xịt”?

Phản ứng của thị trường đối với dữ liệu NFP tháng 4 được công bố vào tối nay có thể sẽ bị hạn chế sau những thay đổi trong cuộc họp mới đây của FOMC.

Bối cảnh trước thời điểm công bố dữ liệu NFP tháng 4

Số liệu lao động rất quan trọng đối với thị trường vì hai lý do chính: Thông tin chi tiết về diễn biến của nền kinh tế và tác động đối với chính sách của Fed. Sẽ có thêm hai dữ liệu NFP khác trước khi FED nhóm họp lại, vì vậy tác động nhìn chung có thể không quá mạnh.

Dữ liệu Nonfarm Payrolls (NFP) tháng 4: Bom tấn liệu có “xịt”?

Mặt khác, thị trường đang gặp khó khăn với những rắc rối gần đây xảy ra ở hai ngân hàng khu vực khác. Fed đã ngụ ý rất nhiều rằng sẽ có một đợt tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo, và giờ đây, thị trường đã chuyển sang đặt cược vào thời điểm “xoay trục” sẽ xảy ra. Sự xoay trục này được hiểu là thời điểm FED sẽ cắt giảm lãi suất trở lại, và việc xác định những kỳ vọng đó có thể phụ thuộc vào dữ liệu lao động, đặc biệt là nếu như nó có khác biệt lớn đối với kỳ vọng chung.

Định giá của thị trường về động thái của FED và tác động của nó lên USD

Fed và các thị trường đang mâu thuẫn về những gì sẽ xảy ra với lãi suất trong tương lai và điều đó có tác động lớn lên đồng USD. Sau cuộc họp của FOMC vào thứ Tư, thị trường bắt đầu định giá cho khả năng hạ lãi suất lần đầu tiên vào tháng 7, và sau đó là một lần khác vào tháng 9. Tuy nhiên, về phía FED, họ khẳng định rằng sẽ duy trì lãi suất cao trong suốt thời gian còn lại của năm.

Nếu Fed đúng, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch đang định giá thấp đáng kể giá trị của USD. Lợi tức đã chịu áp lực trước kỳ vọng về việc hạ lãi suất vào cuối năm, điều này khiến USD mất giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt là so với EUR. Và nếu Fed kiên quyết trong quan điểm và hành động của mình (về việc sẽ không sớm hạ lãi suất), thì thị trường sẽ buộc phải điều chỉnh những kỳ vọng của họ, từ đó khiến USD tăng cao hơn.

Ở khía cạnh khác, có thể thị trường không định giá đủ cho các đợt cắt giảm của FED. Bởi nếu FED buộc phải hạ lãi suất, có thể là để đối phó với một cuộc suy thoái lớn, thì mức độ hạ lãi suất sẽ nhiều hơn mức 50bps mà thị trường đang kỳ vọng, tức thị trường đang định giá không đủ cho kịch bản này.

Cần lưu ý điều gì với NFP tháng 4?

Báo cáo số lượng việc làm là một chỉ báo trễ đối với nền kinh tế, vì các doanh nghiệp thường sẽ chỉ cắt giảm nhân công sau khi nhận thấy rõ ràng rằng có sự sụt giảm nhu cầu. Vào thời điểm tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng lên, về cơ bản, suy thoái kinh tế đã xuất hiện.

Vì vậy, các nhà giao dịch không tìm kiếm tín hiệu “cảnh báo trước” về suy thoái kinh tế trong dữ liệu sắp tới, mà tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy các nhà tuyển dụng đang giảm bớt hoạt động kinh doanh. Mức độ tạo ra việc làm của nền kinh tế Mỹ đã cao hơn mức trung bình kể từ khi đại dịch kết thúc, khi mà các doanh nghiệp cố gắng hoạt động bình thường trở lại, và cần lưu ý rằng Mỹ vẫn thiếu 3 triệu việc làm nữa để đạt đến ngưỡng hồi phục hoàn toàn.

Do vậy, nếu NFP ở dưới mức 200k, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động đang suy giảm, ngụ ý rằng tăng trưởng tiền lương có thể chậm hơn và sẽ là một trong những điều được xem là một động thái “chuyển mình” của nền kinh tế Mỹ để bắt đầu bước vào suy thoái.

Dữ liệu Nonfarm Payrolls (NFP) tháng 4: Bom tấn liệu có “xịt”?

Các nhà phân tích nhất trí rằng chỉ có khoảng 190k việc làm mới được tạo ra trong tháng vừa qua, tức giảm mạnh so với mức 236k của tháng trước đó. Dự kiến điều này sẽ góp phần khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 3,6% so với mức 3,5% của tháng trước. Xét về tác động tiềm ẩn đối với lạm phát, tiền lương trung bình dự kiến sẽ tăng với tốc độ tương tự như tháng trước là 3,0%.

Trên đây là những đánh giá cho dữ liệu NFP tháng 4, nhìn chung dữ liệu lần này có thể có tác động hạn chế trừ khi nó quá khác biệt so với dự báo, bởi các thông điệp mới mà FED đã phát đi trong cuộc họp vừa qua và sẽ còn nhiều những dữ liệu khác được công bố trước khi đến với cuộc họp ấn định lãi suất tiếp theo của FED.